Bản đồ dịch Covid-19 tại Hà Nội trên Google map không chính xác

Công nghệ4 năm trước (2020) phát hành Do
0 0

Bản đồ dịch Covid-19


Bản đồ dịch Covid-19 với hàng chục trường hợp ở các quận huyện của Hà Nội là không chính xác. Theo một số chuyên gia công nghệ thông tin. Đây là tính năng tự khai báo thông tin của người dùng mà Google maps cho phép. Tính năng Google my maps.


Nhiều người dùng mạng xã hội ngày 8/3, đã chia sẻ bản đồ dịch Covid-19 tại Hà Nội. Đáng chú ý, theo bản đồ này, các địa điểm được đánh dấu rất nhiều. Lên tới vài chục địa điểm trải rộng ra nhiều quận, huyện như:


Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên, Gia Lâm, Đống Đa, Hoàng Mai, Ứng Hoà…


Nội dung mô tả trên bản đồ như sau. “STUDIO 3G CỘNG lưu ý các địa chỉ cần thận trọng, không nên đến (trừ trường hợp thật cần thiết). Đó là nơi ở/làm việc của những người chịu ảnh hưởng từ ca bệnh của N.H.N. (bệnh nhân thứ 17 đã nhiễm Covid-19). Hiện nay, các địa điểm này đã và đang được cơ quan hữu trách xác định. Khoanh vùng để tiến hành khử khuẩn”.


Về việc này, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết.



[infobox]Bản đồ này là không chính xác. Các thông tin chỉ dựa trên suy đoán.[/infobox]

Ông Cảm nói rõ: “Hà Nội mới chỉ phát hiện 4 ca dương tính với COVID-19. Thành phố cũng thường xuyên cập nhật, công khai minh bạch thông tin tình hình dịch bệnh. Tất cả các ca nhiễm đều được công bố công khai, kịp thời. Bản đồ này không chính xác, gây hoang mang dư luận. Người dân nên theo dõi thông tin từ các cơ quan có thẩm quyền, báo chí chính thống không nên tin vào bản đồ này”.


Theo một số chuyên gia công nghệ thông tin. Đây là tính năng tự khai báo thông tin của người dùng mà Google maps cho phép (tính năng Google my maps)


Vì vậy, độ chính xác không cao. Người dùng Google có thể sử dụng chức năng này để tự đánh dấu. Khiến mọi người nghĩ đây là các địa điểm có nguy cơ cao về dịch COVID-19. Trong khi đây là những thông tin không chính thống, gây hoang mang cho cộng đồng.


Ngày 9/3, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường thời lượng, số lượng các tin, bài khuyến cáo, hướng dẫn người dân nhận thức đầy đủ nguy cơ và cách thức phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. Nâng cao ý thức về việc tuân thủ các khuyến cáo, biện pháp của cơ quan chức năng nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; không lơ là, chủ quan nhưng không gây hoang mang, lo lắng trong xã hội; không làm ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại với các nước.

Thời gian qua, các cơ quan báo chí đã tích cực phản ánh kịp thời tình hình dịch bệnh. Và công tác phòng, chống hiệu quả của thành phố đối với dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, vẫn còn một số bài báo khai thác thông tin theo hướng suy diễn. Gây hoang mang dư luận.


Trước diễn biến mới của dịch COVID-19. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục bám sát thông tin do Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cung cấp. Cùng với đó phản ánh nỗ lực và quyết tâm của các ngành, các cấp và các địa phương thành phố Hà Nội trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng lưu ý. Các cơ quan báo chí không nên sử dụng “tít” và nội dung bài viết dạng nghi vấn, suy đoán, gán ghép, liên hệ thiếu căn cứ, không đúng bản chất sự việc. Cần thận trọng và  kiểm chứng thông tin từ các cơ quan chức năng khi khai thác thông tin từ báo chí nước ngoài. Thận trọng, hạn chế khi phản ánh tình trạng xếp hàng, khan hiếm hàng hóa cục bộ tại các siêu thị, trung tâm thương mại, không gây tâm lý hoang mang, lo lắng…

Liên quan đến việc có thông tin lan truyền trên mạng xã hội chia sẻ bản đồ lưu ý dịch COVID-19 tại một số địa điểm trên địa bàn Thủ đô. Chiều 9/3, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm cho biết. Bản đồ này là không chính xác, các thông tin chỉ dựa trên suy đoán.


Ông Nguyễn Nhật Cảm khẳng định: Hà Nội mới chỉ phát hiện 4 ca dương tính với virus SARS – CoV- 2. Thành phố cũng thường xuyên cập nhật, công khai minh bạch thông tin tình hình dịch bệnh. Tất cả các ca nhiễm đều được công khai. Bản đồ này là không chính xác. Người dân nên theo dõi thông tin chính thống từ các cơ quan có thẩm quyền, không nên tin vào bản đồ này.


Hiện, để cập nhật các thông tin một cách nhanh chóng, chính xác nhất về dịch COVID-19. Người dùng internet nên tìm đến các trang thông tin tin cậy như trang web của Bộ Y tế có địa chỉ https://moh.gov.vn.


Cập nhật chiều 9/3


Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội đã có báo cáo gửi Thành ủy Hà Nội. Dự báo thời gian tới khả năng dịch COVID-19 sẽ có ca nhiễm thứ phát trên địa bàn thành phố.


Hà Nội với đặc thù là Thủ đô, trung tâm văn hóa, giao lưu kinh tế của đất nước. Khu vực, có dân số đông nên nguy cơ tiếp tục có các ca bệnh xâm nhập vào thành phố là hoàn toàn có thể xảy ra. Để ứng phó với thực trạng trên. Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội sẽ tập trung triển khai quyết liệt. Đồng bộ các nhóm giải pháp để phòng, chống dịch. 

Trong đó, thành phố tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền. Để người dân nâng cao tinh thần chủ động phòng, chống dịch; nắm rõ các dấu hiệu mắc COVID-19; chủ động khai báo y tế khi trở về từ vùng dịch; tự giác thực hiện cách ly khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.


Mỗi người dân phải thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân. Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, bảo đảm thông thoáng. Mỗi công dân Thủ đô cần phát huy trách nhiệm giám sát. Phát hiện các trường hợp đến từ vùng có dịch nhưng chưa khai báo. Tham gia giám sát những trường hợp cách ly tại cộng đồng.

Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hà Nội khẳng định sẽ tiếp tục rà soát các trường hợp có tiếp xúc. Liên quan tới các trường hợp bệnh và những người tiếp xúc với người tiếp xúc để tiến hành cách ly và lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.


Thành phố cũng thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn. Đặc biệt tại các khu vực đã xuất hiện ca bệnh, khu vực có người tiếp xúc với ca bệnh. Và tại khu vực công cộng như bến tàu, bến xe, chung cư, trường học. Với phương châm “Chống dịch như chống giặc”. Tất cả vì sức khỏe, đời sống của người dân.


Hướng dẫn tạo bản đồ My Map


Sự khác biệt giữa Google Maps và My Maps là gì?

Bản đồ Google là bản đồ được xác định bởi google.
Google My Maps là bản đồ do bạn tạo và có thể phủ lên bản đồ google.

Bản đồ My Map trên Google có Miễn Phí?

Google My Maps Pro hiện miễn phí.
Phiên bản đó cung cấp cho bạn nhiều tính năng và quyền truy cập hơn.
Để tạo bản đồ của riêng bạn nhưng có giá $ 5 mỗi tháng.
Google đã gửi email cho người dùng My Maps Pro rằng nó hiện đang miễn phí.

Làm thế nào để tạo Bản đồ My Map trên Google?

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Gmail của bạn.
Bước 2: Truy cập vào trang https://www.google.com/maps/about/mymaps/
Bước 3: Bấm nút “Bắt đầu” để tạo mới một bản đồ. Về cơ bản thì vậy là xong, Google sẽ tạo cho bạn một địa chỉ truy cập bản đồ duy nhất trên thế giới (địa chỉ đang hiển thị trên thanh Address của trình duyệt).
Sau này, dù bạn có thay đổi nội dung bản đồ thì đường link truy cập vẫn không thay đổi. 

Làm cách nào để sửa Google Maps của tôi?

Bước 1: Trên điện thoại hoặc máy tính bảng Android của bạn, hãy mở ứng dụng Google Maps.
Bước 2: Nhấn vào Menu Gửi phản hồi. Thông tin sai.
Bước 3: Chọn đường bị ảnh hưởng.
Bước 4: Từ danh sách xuất hiện ở phía dưới, hãy nhấn vào vị trí hoặc đường bạn muốn sửa.
Bước 5: Nhấn Đóng hoặc chặn.
Bước 6: Để báo cáo vấn đề của bạn, điền vào mẫu.
Bước 7: Nhấn Gửi.

Related posts

Không có bình luận

Không có bình luận...
本站主题由 OneNav 一为主题强力驱动