Nếu bạn là người đam mê những bộ phim tình cảm lãng mạn Hàn Quốc hoặc thường xuyên dạo quanh những trang mạng xã hội chắc chắn sẽ bắt gặp khá nhiều cụm từ như Drama, Drama Queen.
Vậy Drama là gì? Dùng để ám chỉ những ai? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm câu trả lời nhé.
Drama là gì trong điện ảnh
Drama là một từ tiếng Anh, phiên âm là /drɑː.mə/. Từ này thường được dùng khi nói về thể loại phim chính kịch, một thể loại phim có nội dung chủ yếu nói về quá trình phát triển bề sâu trong tâm thức của nhân vật khi phải đối mặt với các vấn đề về tình cảm.
Nhân vật trung tâm trong phim chính kịch, thường là một cá nhân hoặc một tập thể, đang phải đối mặt với mâu thuẫn vào những thời điểm quan trọng nhất trong đời.
Drama bao gồm cả 2 yếu tố bi và hài, chứa đựng những tình tiết kịch tính, gây ra những cảm xúc cao trào cho khán giả (hồi hộp, căng thẳng, cảm động….).
Một số bộ phim mang tính Drama của Hàn Quốc từng làm mưa làm gió trên màn ảnh: Hậu duệ mặt trời, Vì sao đưa anh tới, Ngôi nhà hạnh phúc…
Bên cạnh đó, drama còn xuất hiện trong các tác phẩm manga, anime của Nhật, bao gồm các thể loại tình cảm, trinh thám, cảm động, bi kịch,… tạo cho người xem cảm giác buồn bã và căng thẳng.
Drama Facebook là gì
Drama là từ mà cũng được rất nhiều bạn trẻ sử dụng thường xuyên trên Facebook để ám chỉ những tình huống trớ trêu, bất ngờ đan xen những yếu tố hài hước.
Ngoài ra, Drama cũng có thể hiểu để ám chỉ những phốt, các vụ bóc phốt có tốc độ lan truyền chóng mặt, chẳng hạn như các hot boy, hot girl dính phốt nào đó.
Drama queen là gì?
Ngoài ra, còn có một cụm từ thường được chúng ta sử dụng để ám chỉ những cô nàng có tính cách “bất thường, hỗn loạn” là Drama Queen.
Nguyên nhân dẫn đến tính cách này có thể xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, môi trường sống không ổn định, khá hỗn loạn. Dẫn đến nếu cuộc sống của cô ta thiếu đi những yếu tố này, một cách vô thức hoặc có chủ ý, cô ta sẽ tạo ra những “bi kịch cuộc sống”.
Những cô nàng này thường không thể làm chủ cảm xúc của mình và luôn đắm chìm trong những “bi kịch” chính mình tạo ra.