Vitamin B12: Tác dụng, triệu chứng và đối tượng nên bổ sung
Vitamin B12 thuộc nhóm vitamin B phức tạp (B-complex). Tác dụng của vitamin B12 bao gồm. Bảo vệ các mô thần kinh, ổn định chức năng hoạt động của não bộ. Và tham gia quá trình sản xuất tế bào hồng cầu.
Vitamin B12 có tên khoa học là Cobalamin.
Thiếu hụt B12 có thể dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thần kinh.
Chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ thiếu hụt B12 tại nước ta. Tại quốc gia có ý thức dinh dưỡng cao như Mỹ, con số này là 1,5-15% dân số. (1)
Bài viết này bao hàm các vấn đề về vitamin B12, tác dụng của nó là gì, triệu chứng khi thiếu hụt. Và nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin phức tạp này.
Đọc nhanh
[ssredlist]
- Vitamin B12 quan trọng trong quá trình tổng hợp các tế bào hồng cầu đến não, giúp não hoạt động ổn định.
- Thiếu hụt B12 có thể gây thiếu máu và suy giảm chức năng thần kinh.
- Những ai trên 14 tuổi nên tiêu thụ nhiều hơn 2,4 microgam (mcg) mỗi ngày.
- B12 hầu như chỉ có trong các loại thịt, đối tượng ăn chay cho thấy thiếu vitamin B12 nặng và nên bổ sung bằng thực phẩm chức năng.
[/ssredlist]
Vitamin B12 là gì?
B12 là vitamin tan trong nước, có thể lưu thông cùng máu, có cấu trúc rộng. Và phức tạp nhất và hiện diện trong hầu hết các loại thịt.
Người ta chỉ có thể sản xuất B12 bằng phương pháp tổng hợp lên men vi khuẩn.
Thời gian lâu nhất mà B12 có thể tồn tại trong cơ thể có thể lên đến 4 năm. Ngoài ra, lượng dư thừa không cần thiết sẽ được cơ thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. (2)
Danh mục thực phẩm giàu vitamin B12
Vitamin B12 có mặt trong hầu hết các loại thịt, trứng và các sản phẩm sữa. Ngoài ra, nó còn xuất hiện trong một số thực phẩm thực vật nhưng với hàm lượng rất ít ỏi.
Thực phẩm giàu B12 bao gồm:
[ssredlist]
- thịt bò
- thịt heo
- thịt gia cầm
- thịt cừu
- thịt cá, đặc biệt là cá tuyết và cá ngừ
- các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai và sữa tươi…
- một số sản phẩm men dinh dưỡng
- trứng
[/ssredlist]
Các sản phẩm đóng hộp như sữa đậu nành hoặc ngũ cốc hiện được nhiều nhà sản xuất bổ sung thêm B12.
Tác dụng của vitamin B12
Ngoài vai trò góp phần sản sinh tế bào hồng cầu, nguồn năng lượng quí cho các hoạt động tại hệ thần kinh. B12 còn là thành phần quan trọng giúp điều chỉnh DNA.
Mọi sự trao đổi chất của tế bào đều phụ thuộc vào vitamin B12. Bởi nó luôn xuất hiện trong quá trình hấp thu axit folic, sản xuất năng lượng và tổng hợp axit béo.
Cứ mỗi phút trôi qua. Hàng triệu tế bào hồng cầu được sinh ra và B12 đóng vai trò then chốt trong quá trình này.
Vì vậy, thiếu hụt vitamin B12 gián tiếp làm giảm số lượng tế bào hồng. Lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu.
Liều dùng
Liều dùng vitamin B12 tiêu chuẩn mỗi ngày được Tổ chức y tế quốc gia Mỹ (NIH). Khuyến nghị như sau: (3)
[ssredlist]
- đối tượng trên 14 tuổi là 2,4 microgam (mcg)
- phụ nữ mang thai là 2,6 mcg
- phụ nữ cho con bú là 2,8 mcg.
[/ssredlist]
Sử dụng vitamin B12 quá liều gần như không gây ra tác hại đáng kể nào.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu dùng thực phẩm chức năng bổ sung. Tốt nhất bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Tương tác thuốc
Các loại thuốc sau đây có thể cản trở sự hấp thu vitamin B12, bao gồm:
[ssredlist]
- Metformin – thuốc điều trị tiểu đường
- Thuốc ức chế bơm proton – thuốc điều trị đau dạ dày
- Thuốc kháng Receptor H2 – thuốc dùng điều trị loét dạ dày tá tràng.
[/ssredlist]
Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh như Chloramphenicol. Hoặc Chloromycetin, cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tế bào hồng cầu ở đối tượng đang sử dụng thực phẩm chức năng.
Các triệu chứng khi thiếu vitamin B12
Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm phát sinh nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đôi khi mất khả năng phục hồi, đặc biệt là đối với hệ thống thần kinh và não bộ.
Chỉ cần hơi thiếu hụt một chút so với mức độ bình thường cũng sẽ tạo ra những tác động tiêu cực lên sức khỏe. Có thể kích hoạt tâm trạng chán nản, não bộ xử lý kém hiệu quả, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi và uể oải.
Tuy nhiên. Chỉ riêng các triệu chứng này thực sự chưa đủ nét để phát hiện tình trạng thiếu vitamin B12.
Các triệu chứng khác có thể gồm có: táo bón, chán ăn và sụt cân.
Nghiêm trọng hơn. Thiếu vitamin B12 có thể tạo ra các tác động đến thần kinh gây tê ngứa ran ở tay và chân. Thậm chí, một số người có thể đứng không vững.
Trẻ sơ sinh thiếu B12 có khả năng phản xạ bất thường, co giật cơ mặt, khó ăn, khó chịu Hoặc kém phát triển nếu không bổ sung kịp thời.
Nhìn tổng thể, thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ví dụ như tổn hại hệ thần kinh.
Một số trường hợp cho thấy nguy cơ mất trí, rối loạn tâm thầ. Hoặc hành xử tăng động hơn khi thiếu hụt vitamin B12.
Một vấn đề nghiêm trọng không kém khi bổ sung không đủ vitamin B12 là thiếu máu. Các triệu chứng rõ nét nhất ở người bệnh thiếu máu. Đó là khó thở, nhịp tim không đều và mệt mỏi.
Ngoài ra, thiếu máu còn gây ra các triệu chứng sau:
[ssredlist]
- đau miệng hoặc lưỡi
- sụt cân
- da nhợt nhạt, vàng
- tiêu chảy
- rối loạn kinh nguyệt
- tăng khả năng nhiễm trùng.
[/ssredlist]
Đối tượng nào có nguy cơ thiếu hụt vitamin B12?
Ăn chay trường là nhóm đầu tiên đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vitamin B12. Nguồn gốc chủ yếu do chế độ ăn không thịt.
Đáng quan ngại hơn khi họ là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Thực tế, chỉ ăn thực vật chưa bao giờ đáp ứng đủ hàm lượng vitamin B-12 cần thiết. Để có thể đảm bảo cho sự khỏe mạnh toàn diện về lâu dài.
Tiếp theo là nhóm bệnh nhân thiếu máu ác tính (Pernicious Anemia – PA).
PA là bệnh thiếu máu do thiếu hụt vitamin B12 gây nên.
Đây là căn bệnh tự miễn, ảnh hưởng đến các hoạt chất trong máu. Điển hình, bệnh nhân PA không có đủ yếu tố nội tại (IF). Một loại protein trong dạ dày cho phép cơ thể hấp thụ B12.
Các nhóm đối tượng khác bao gồm: (4)
[ssredlist]
- Người có vấn đề ruột non, ví dụ, từng phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột non, cơ thể không hấp thu B12 thỏa đáng.
- Người bệnh viêm dạ dày, bệnh celiac và viêm ruột cũng không hấp thu B12 tốt. Nguyên nhân do khả năng hấp thu dinh dưỡng không khỏe mạnh và nguyên vẹn. (5 , 6)
- Người nghiện rượu cũng không thể hấp thu dưỡng chất một cách hiệu quả. (7)
- Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc Metformin, nên theo dõi định kỳ nồng độ vitamin B12, vì Metformin có khả năng giảm hấp thu vitamin B12. (8)
[/ssredlist]
Tiêm vitamin B12 là cách hiệu quả để bổ sung nhanh khi thiếu hụt. Nhất là các trường hợp có hệ thống hấp thu dinh dưỡng kém.
Bổ sung vitamin B12
Nhóm đối tượng không hấp thu tốt vitamin B12 từ thực phẩm tự nhiên nên dùng thực phẩm chức năng thay thế.
Thường thì, nhóm này là người cao tuổi. Hoặc bệnh nhân thiếu máu ác tính, hoặc bệnh nhân giảm tiết axit dạ dày, hoặc rối loạn đường ruột.
Có 2 hình thức bổ sung B12: tiêm hoặc uống.
Viên uống tỏ ra kém hiệu quả hơn ở một số trường hợp. (9)
Đặc biệt, các tín đồ chay cần ưu tiên bổ sung vitamin B-12. Chế độ ăn không thịt làm thiếu hụt trầm trọng vitamin này. Rủi ro sinh bệnh cao hơn đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
Thực phẩm chức năng vitamin B12 được bày bán sẵn trực tuyến.
Tác dụng phụ
Hầu như không có tác dụng phụ khi bổ sung vitamin B12, ngay cả khi dùng quá liều. (10)
Năm 2001, một người Đức có biểu hiện phát ban sau khi dùng thực phẩm chức năng. Một số thống kê khác ghi nhận nổi mụn trứng cá.
Cyanocobalamin, B12 dạng tiêm chứa cyanide, chất được xếp vào danh mục các chất độc hại. Gây ra không ít lo ngại đến những ai muốn bổ sung từ hình thức này.
Nhưng các nhà hóa dược cho rằng. Cyanide có trong nhiều loại rau trái, ảnh hưởng của nó với sức khỏe con người là rất thấp.
Và họ cũng khuyến cáo rằng, người có bệnh thận không nên bổ sung bằng dạng này.